BÁO ĐỘNG NẠN KHÔNG CHO CON HỌC HÈ



Tổ dân phố Cang Bắc, nằm ở phía bên kia thành phố đối với khu chung cư Cang Nam (Keangnam) hiện đang hoảng hốt lên kế hoạch làm công tác dân vận và nhờ chính quyền can thiệp, khi gia đình anh Hoành Văn Tung và chị Lê Thị Bình Tĩnh quyết định cho con trai 6 tuổi là cháu Hoành Văn Tráng về quê chơi với ông bà ngoại, thay vì đi học hè để thi vào lớp 1.

Cháu Hoành Văn Tráng, 6 tuổi, tốt nghiệp mẫu giáo với nhiều phiếu bé ngoan và giải khuyến khích cuộc thi bé khoẻ bé đẹp cấp trường với chiều cao 1m15, cân nặng 22.5kg. Theo cô trông trẻ của cháu cho biết, cháu Tráng có năng khiếu chạy vòng quanh lớp và quanh trường, nhảy cao, nhảy xa, và chơi xếp hình rất giỏi.

Tuy nhiên cô cũng nhận xét thêm: “Cháu đã tốt nghiệp mẫu giáo nhưng chưa biết đọc, biết viết, thậm chí còn chưa biết giải phương trình bậc một, và hoàn toàn không biết tiếng Anh. Như thế làm sao cháu có thể thi vào lớp 1?.

Bác Trịnh Văn Trọng, tổ trưởng tổ khu phố Cang Bắc, kể lại :“Hôm qua thấy thằng bé cầm gói kẹo ra đường, tôi đố nó ‘Nếu cháu có 10 cái kẹo, bác lấy mất 4 cái, cháu còn mấy cái?’ nhưng nó lại trả lời là ‘Bác thích ăn kẹo thì phải xin mẹ cháu cơ, sao lại lấy của cháu như thế?’ Còn vài tháng nữa thôi là đến kì thi vào lớp 1 rồi mà nó cứ học hành thế này thì làm sao đỗ được? Tổ dân phố tôi đang cố gắng phấn đấu 100% các cháu vào được lớp 1 trường chuyên, rồi 100% tốt nghiệp cấp 1, 2, 3 loại giỏi, và 5% đỗ đại học. Cháu nó mà trượt thì hỏng, hỏng hẳn.”

Tổ dân phố khu Cang Bắc, đặc biệt là hội phụ nữ với phiên họp thường kì vào 6:30 sáng và 5:30 chiều tại chợ tạm đầu phố, đã có nhiều biện pháp vận động gia đình anh Hoành Văn Tung, đặc biệt là đối với vợ anh
, chị Lê Thị Bình Tĩnh.

Các chị em trong hội phụ nữ từ nhiều tháng nay đã đánh tiếng gần xa bằng việc chia sẻ hàng ngày với chị Bình Tĩnh chuyện “Cu Tũn nhà mình mới tròn 4 tuổi đã biết hát tiếng Anh” hoặc “Bé Ly nhà tớ bằng tuổi cháu Tráng mà đã đang đi học thêm toán, tiếng Anh với tiếng Việt tuần mỗi môn ba buổi” nhưng chị Bình Tĩnh vẫn không có phản ứng gì. Thậm chí cả chị lẫn anh Tung đều không tham gia vào phong trào “Đạp cổng trường vì con em chúng ta”, được tổ chức thí điểm tại trường thực nghiệm vài tuần trước.

Kì thi vào lớp 1 là một kì thi rất trọng đại, đánh dấu một bước ngoặt trong sự trưởng thành của các em, và có ảnh hưởng lớn tới tương lai các em sau này. Phụ huynh Đỗ Đội Tuyển cho biết: ”Nếu lớp 1 nó không vào được lớp chọn, thì lấy đâu ra cấp 2 vào trường điểm, cấp 3 làm sao vào được trường Am-xờ, lấy đâu ra cửa đỗ Ngoại Thương, hay ít ra là vào Ha-vớt? Tôi muốn con mình phải có một tương lai tươi sáng!” Con của anh Tuyển là cháu Đỗ Thủ Khoa hiện vừa tròn 6 tuổi nhưng đã biết sử dụng máy vi tính và ai-Phôn, làm toán cộng trừ nhân chia, biết đọc cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, cao 1m, nặng 18kg, chưa từng biết cái cầu trượt là cái gì, và mắt cận 3,5 độ rất trí thức.

Trả lời phỏng vấn của Tin Khó Tin, anh Hoành Văn Tung cho biết :“Gia đình tôi sẽ cho cháu về quê chơi với ông bà. Ở quê đất rộng không khí trong lành thằng bé tha hồ chạy nhảy, chơi đùa, có khi nó còn học cách thả diều, thổi sáo, hay học bơi như tôi ngày xưa thì tốt quá. Còn nó không vào được trường điểm thì thôi, miễn sao nó lớn lên khoẻ mạnh, lanh lợi, ngoan ngoãn là chúng tôi mừng rồi.”

Quan điểm giáo dục này của anh Tung và vợ đã và đang vấp phải sự phản đối kịch liệt của bà con lối xóm, bạn bè của anh chị ở công ty, cũng như đông đảo các trung tâm tổ chức luyện thi vào lớp 1.

Trong khi đó, tại làng tranh Đông Hồ, các nghệ nhân tiếp tục sản xuất các hình ảnh tạo gương xấu không học mà đi chơi cho trẻ nhỏ như: Trẻ chăn trâu thổi sáo...



... hay trẻ chọi cá.



Làng tranh Đông Hồ vẫn chưa có bức nào phản ánh hiện trạng "Trẻ đi học hè"

Đạo văn từ tiểu học

"Ngay từ tiểu học, giáo viên đã buộc học sinh phải học thuộc lòng các bài văn mẫu để làm bài kiểm tra theo đúng khuôn mẫu đó mới được điểm cao. Cách giáo dục này đã bóp chết mọi sáng tạo của học trò và vô tình truyền đạt cho các em học cách lấy cái của người làm cái của mình."

Lê Đức Thông nói gì?

(Nguồn: http://tuoitre.vn//Giao-duc/Khoa-hoc/494729/Le-Duc-Thong-noi-gi.html)

TT - Ông Lê Đức Thông đồng ý gặp Tuổi Trẻ chiều 1-6 nói rõ thêm về việc các bài báo khoa học bị tạp chí nước ngoài rút vì đạo văn. Ông Thông đề nghị không chụp ảnh và chỉ trao đổi xung quanh các bài báo bị rút.

Ông Thông cho biết:

>> Sao chép đến tận dấu chấm cho... yên tâm
>> Đồng tác giả khó chối bỏ trách nhiệm
>> “Vua” đạo văn

Bài báo trên Tuổi Trẻ ngày 29-5-2012.

- Trong thời gian làm việc tại Viện Vật lý TP.HCM, tôi được thầy Nguyễn Mộng Giao hướng dẫn. Năm 2009, bài báo đầu tiên của tôi được đăng trên tạp chí nước ngoài (Europhysics Letter - PV). Đúng là những bài báo này tôi có sử dụng câu văn của những tài liệu khác. Sau khi tạp chí nước ngoài phát hiện, họ đã rút xuống. Sau sự cố này, tôi nghỉ việc tại Viện Vật lý TP.HCM.

* Ông nghĩ thế nào khi các tác giả cho rằng ông tự ý thêm tên của họ vào bài báo của mình?

- Đối với thầy Giao, vì là người hướng dẫn tôi nên tôi phải đưa vào. Đối với vợ tôi, anh Trần Văn Hùng và thầy Hà Huy Bằng đó là những người đã cùng tôi viết chương trình lập trình, mô phỏng bằng máy tính để chạy chương trình phân tích, xử lý số liệu, hiệu chỉnh bài báo nên tôi chỉ nghĩ có công đóng góp của họ nên đưa tên họ vào bài báo.

Quả thật khi đưa tên của họ vào, tôi không xin phép hay thông báo cho họ việc này vì những người này thật sự có đóng góp quan trọng cho bài báo. Và việc đưa tên họ vào bài báo là việc làm đương nhiên. Còn việc thầy Giao nói tôi sử dụng email của thầy để liên lạc là hoàn toàn bịa đặt.

* Trong quá trình gửi các bài báo đăng năm 2010, ông có tham khảo ý kiến hay nhận được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn?

- Thầy Giao không hề có đóng góp gì trong bài báo được đăng năm 2010. Vì áp lực, vì thầy nên tôi phải đưa tên thầy vào bài. Khi được đăng, thầy còn trách tôi sao không đưa tên thầy lên trước. Sau khi báo đăng, thầy Giao còn đề nghị Viện Vật lý TP.HCM làm công văn gửi xin tài trợ cho chương trình nghiên cứu này.

* Qua sự việc này, ông ân hận điều gì nhất?

- Tôi rất ân hận vì mình quá vội vàng và có sơ suất. Tôi rất ân hận việc mình đưa tên những người khác vào bài báo của mình và những bài đó bị rút. Đây là điều đáng tiếc. Đối với thầy Giao, nói là người hướng dẫn nhưng thật ra không hướng dẫn gì cả. Nếu được làm việc trong môi trường tốt hơn, chuyên nghiệp hơn và có người thầy hướng dẫn tận tình, tôi đã không vướng vào chuyện như hôm nay. Khi xảy ra sự cố, vì sự việc liên quan đến nhiều người nên tôi rất khó xử.

* Để làm rõ sự thật, ông có dám đối chất với những người liên quan?

- Vấn đề đối chất không quan trọng, quan trọng là cách hành xử của từng cá nhân, là đồng tác giả với tôi trong những bài báo trên. Việc sai sót của tôi, tôi đã hoàn toàn chịu trách nhiệm và sự nghiệp nghiên cứu khoa học của tôi cũng đã và đang chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề trước dư luận, cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế. Đây cũng là bài học rất lớn và sâu sắc không riêng cho cá nhân tôi mà còn cho các nhà khoa học trẻ của Việt Nam.

ĐÔNG HÀ thực hiện

Hết thuốc chữa!

Lê Đức Thông chỉ là một trong hàng ngàn “đạo văn gia” ở nước ta. Đã có không ít giảng viên, thậm chí giáo sư ở một số trường đại học cũng bị phát hiện đạo văn. Đáng lo ngại hơn, vấn nạn này đã trở thành chuyện quá đỗi bình thường.

Suy cho cùng Lê Đức Thông có thể là “nạn nhân” trong một xã hội đang có quá nhiều giả dối và thiếu tự trọng. Chính nền giáo dục đã và sẽ còn tiếp tục sản sinh những “vua“ đạo văn trong tương lai.

Ngay từ tiểu học, giáo viên đã buộc học sinh phải học thuộc lòng các bài văn mẫu để làm bài kiểm tra theo đúng khuôn mẫu đó mới được điểm cao. Cách giáo dục này đã bóp chết mọi sáng tạo của học trò và vô tình truyền đạt cho các em học cách lấy cái của người làm cái của mình.

Cách thức giảng dạy trong nhà trường phổ thông cũng như đại học thường theo cách “đọc-chép”. Đến khi thi sinh viên đều phải chọn giải pháp an toàn là viết đúng theo ý thầy để bảo đảm đậu. Ngay cả trong kỳ thi tuyển sinh đại học các môn năng khiếu như vẽ, thí sinh cũng thường tìm giảng viên của chính trường dự định thi luyện vẽ... đúng “gu” để có cơ hội trúng tuyển cao hơn.

Không ít lần báo chí phản ánh những “phố luận văn” với hàng chục tiệm photocopy, đánh máy gần trường đại học, cao đẳng luôn tấp nập khách hàng là sinh viên. Tại nơi đây là “kho tàng” luận văn mẫu luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu cho những ai cần “tham khảo”. Cũng chính từ đây những cái gọi là bài tập lớn, đồ án, luận văn tốt nghiệp... liên tục được nhân bản bằng cách “xào nấu” thay vì nghiên cứu, sáng tạo.

Bên cạnh đó, thực tế hiện nay hầu hết sinh viên VN, thậm chí cả giảng viên đại học cũng còn mơ hồ về chuyện đạo văn. Nguyên nhân của việc này được nhìn nhận ở tất cả các bậc học hầu như không ai dạy để người học hiểu rõ thế nào là đạo văn, cách trích dẫn thông tin của người khác và cả chuyện tác quyền.

Ngoài ra, có thể nói lòng tự trọng trong giới làm khoa học VN hiện còn quá khiêm tốn. Thực tế ở rất nhiều trường đại học, có những người không hề nghiên cứu nhưng vẫn đứng tên đồng tác giả. Thậm chí có không ít giáo sư thường nhận làm chủ nhiệm đề tài được giao kinh phí nghiên cứu nhưng lại không trực tiếp làm mà giao hết cho học trò mình.

Một thực tế đáng sợ hơn là ngay sau khi báo Tuổi Trẻ đăng bài “Vua” đạo văn, ngay lập tức một trang báo mạng về giáo dục liền có bài viết về đề tài này trong đó dẫn nhiều nguồn tin... từ báo Tuổi Trẻ. Bài viết có ký tên tác giả đàng hoàng nhưng không hề có một dòng nêu nguồn tin người viết có được từ đâu. Đọc bài báo đó, TS Cao Huy Thiện - phó viện trưởng Viện Vật lý TP.HCM - lắc đầu ngao ngán: “Chúng tôi chỉ trả lời với PV Tuổi Trẻ, nhưng tác giả bài báo kia lại viết cứ như đã phỏng vấn chúng tôi. Đọc vào, tôi biết tác giả đã chép ý kiến của chúng tôi trên Tuổi Trẻ, nhưng thể hiện cứ như phỏng vấn trực tiếp. Trang báo mạng của giáo dục mà như thế thì đúng là nạn đạo văn hết thuốc chữa!”.

TRẦN HUỲNH

Nên coi đạo văn là tệ nạn xã hội

C.G. Fewston (giáo viên, người Mỹ)

C.G. Fewston

Sống ở VN hơn ba năm và từng giảng dạy tại một số trường đại học ở TP.HCM, tôi đã chứng kiến nhiều bài báo cáo được hoàn thành bằng cách copy - paste (sao chép).

Trong những lớp tôi dạy, có một số sinh viên tuy đăng ký học nhưng không bao giờ xuất hiện. Một lần vào cuối khóa, có một chàng trai đến nộp bài báo cáo cho một cô sinh viên mà tôi chỉ thấy trong danh sách chứ chưa bao giờ gặp mặt. Tôi nhanh chóng phát hiện bài viết của cô có nhiều đoạn sao chép từ Internet. Điều này chứng tỏ sự không tôn trọng đối với giáo viên đứng lớp và tác giả của bài viết gốc.

Tôi quyết định gặp trực tiếp sinh viên đó. Bất ngờ và hổ thẹn, cô bẽn lẽn đưa mắt nhìn những đoạn văn được sao chép được tôi chủ ý tô đậm trong bài báo cáo của cô và văn bản gốc trên mạng. Tuy nhiên, cô không thừa nhận mình đã cắt dán mà nói rằng chồng cô đã... viết giúp báo cáo đó. Đây là trường hợp đạo văn hèn hạ nhất mà tôi từng chứng kiến!

Tôi bảo cô sinh viên đừng trở lại lớp cho đến khi cô có thể tự hoàn thành bài một mình, nên học cách nghiên cứu và viết một cách chuyên nghiệp. Cô đã không bao giờ trở lại.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng và dễ tiếp cận của Internet, người ta càng dễ dàng tìm kiếm tài liệu để lắp ghép vào bài viết của mình. Nhiều người không phân biệt phải trái và cũng chẳng quan tâm đến đạo đức nghiên cứu.

Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta không chỉ nên đổ lỗi hết cho sinh viên trong nạn đạo văn. Những người thầy, người cô trực tiếp đứng lớp cần có trách nhiệm không chỉ kiểm tra việc copy-paste của sinh viên mà cũng nên giáo dục về đạo đức, sự liêm chính khi bắt tay viết một bài luận. Đây là điều tôi thấy các trường đại học VN còn chưa nhấn mạnh và làm sát sao.

Tôi đọc báo thấy có trường hợp sinh viên trong lớp nộp bài báo cáo thực tập cuối khóa giống nhau như đúc và cùng sai một lỗi nhưng giáo viên chấm bài lại làm ngơ. Họ được trả lương để đọc và đánh giá báo cáo của sinh viên, sao lại dễ dàng bỏ qua những bài viết được sao chép giống nhau đến từng dấu chấm, phẩy? Liệu họ có làm đúng vai trò và trách nhiệm của một giáo viên?

Nếu cứ dung túng cho nạn đạo văn ngay từ trong trường học thì sau này sẽ để lại những hậu quả nặng nề trong xã hội. Trong những sinh viên khi tốt nghiệp, có vài người học cao lên thạc sĩ, tiến sĩ và tham gia những công trình nghiên cứu khoa học. Một số làm việc cho các công ty đòi hỏi báo cáo, phân tích hằng tháng. Sau khi sống sót bằng những bài đạo văn thời cử nhân, liệu họ có lặp lại thói quen cũ?

Nhiều nước trên thế giới từ lâu đã quan tâm và kiên quyết dẹp bỏ nạn đạo văn trong môi trường học đường và chuyên nghiệp. Tôi nghĩ ở VN nạn đạo văn nên được liệt kê là một dạng tệ nạn xã hội. Hành vi thiếu đạo đức này phá hoại những công trình nghiên cứu chân chính được đầu tư bằng thời gian, công sức và trí tuệ của nhiều học giả. Nó trải thảm cho sự chây lười hơn là động viên tính chuyên nghiệp và trung thực trong xã hội.

PHƯƠNG THÙY ghi

Thủ khoa gốc Việt: “Tôi học để không cơ cực như cha mẹ"

Cô nói: “Cha mẹ tôi luôn dạy bảo hãy đi học hành để không phải sống cơ cực như họ. Hơn nữa, tôi muốn cha mẹ tôi tự hào về con gái của họ”.


(NLĐO) - Trên nhật báo The Houston Chronicle (Mỹ) vừa có một bài viết về Connie Lê, học sinh đỗ thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp mùa hè qua tại thành phố Houston, bang Texas.


Connie Lê, thủ khoa của trường trung học South Houston (Ảnh: THE HOUSTON CHRONICLE)

Connie Lê đã tốt nghiệp thủ khoa, đứng đầu 594 học sinh tại trường trung học South Houston, với điểm trung bình là 5,4.
Cô bé 18 tuổi này đã tham gia vào các môn học khó nhai, vốn được tính vào tín chỉ của hệ đại học như lịch sử Mỹ, thống kê học, vật lý, chính quyền học và kinh tế học…
Ngoài ra, Connie Lê khá năng nổ trong các hoạt động ngoại khóa như chơi đàn trong ban nhạc của trường, làm thư ký của hội sinh viên và tham gia vào đội tennis của trường suốt 4 năm trung học.
Ông Paul Gutierrez, thầy giáo môn sinh vật học, nhận xét: “Connie Lê đã giữ hạng nhất trong 4 năm trung học. Điều đó thật đáng nể!”.
Sự chuyên cần của Connie Lê giúp em đoạt cùng lúc hai học bổng: Học bổng Houston Endowment Jesse H. và Mary Gibbs Jones, học bổng Metropolitan; cả hai đều trị giá 16.000 USD.
Connie Lê dự định theo học tại trường đại học Houston. Cô nói: “Cha mẹ tôi luôn dạy bảo hãy đi học hành để không phải sống cơ cực như họ. Hơn nữa, tôi muốn cha mẹ tôi tự hào về con gái của họ”.
H.Bình (Theo The Houston Chronicle)

Lối sống người lớn làm hỏng trẻ con


- Lối sống thiếu lý tưởng, không mục đích, buông thả, sính bạo lực, thậm chí thác loạn của một bộ phận thanh thiếu niên cho thấy những khủng hoảng trong đời sống xã hội. Đó là những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Liên hiệp Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Nguy cơ bão hoà mọi thị hiếu

Trong bài thơ "Bếp lửa" của ông, tình cảm bà cháu thật đẹp. Nhưng phải chăng vì vất vả, khó khăn, nghèo khổ nên người ta mới thương nhau đến thế?

Khi người ta đang phải hy sinh, phải vượt nghèo vượt khó để đảm bảo được cuộc sống tối thiểu, nhìn đâu cũng thấy khó khăn, vất vả, thì dễ hiểu là giữa người với người dễ nảy sinh sự mủi lòng, tình thương, sự cảm thông. Đó cũng là quy luật tự nhiên. Đứa trẻ thấy bà, thấy mẹ mình khổ cực như thế, chịu đựng như thế, đến mức quên cả bản thân, hy sinh mọi thứ cho mình, thì không lẽ gì nó lại không mở lòng đáp lại.

Còn những đứa trẻ hiện nay thì sao, phải chăng nó không còn mở lòng như thế hệ trước đó?

Nói thế cũng có cái lý về logic hình thức. Nhưng vấn đề ở đây là đứa trẻ phải được giáo dục ra sao để có ý thức thường trực biết yêu thương. Ngay cả khi đầy đủ rồi người ta vẫn phải biết tạo cho nhau niềm vui và sự sẻ chia. Nếu không giáo dục được tình cảm chân chính đó cho trẻ em thì dù kinh tế có phát triển đến mấy đi nữa, đời sống có vươn cao đến mấy đi nữa, chúng ta vẫn sẽ chỉ nuôi dưỡng nên một lớp trẻ ích kỷ, ỷ lại và đòi hỏi hưởng thụ, dửng dưng với mọi thứ, sống vô trách nhiệm với tất cả mọi người và với bản thân mình.

Tôi cứ nghĩ dường như chúng ta chưa biết cách sống cho sung sướng? Tại sao vật chất thì khá hơn mà con người lại ích kỷ hơn?

Đây là một câu hỏi khó! Và điều này không phải riêng xã hội ta đâu, mà cả thế giới đang phải hứng chịu. Khi đời sống vật chất khá lên, lối sống hưởng thụ ngày càng được thỏa mãn, xã hội tiêu dùng ngày càng lấn tới toàn cục, thì tự nhiên con người có một sự diễn biến rất khác thường! Nền văn minh của con người khi đi qua giai đoạn xã hội tiêu thụ, nó quá thừa thãi, quá lãng phí, đến mức mọi nhu cầu hưởng thụ cũng hóa ra vô nghĩa. Rồi sẽ dẫn đến nguy cơ bão hòa mọi thị hiếu và ao ước, hủy hoại mọi giá trị thiêng liêng, mọi hoài bão mang tính lý tưởng, sự thờ ơ của con người trước tất cả mọi thứ. Không còn biết mình thích gì nữa thì đó là sự trống rỗng!
Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Liên hiệp Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Liên hiệp Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Lý tưởng và ý thích

Trước sự khắc nghiệt đó, ông có thể chia sẻ cách sống của mình?

Sống trong thời đại này là khó lắm, chả có ai dám dạy khôn được cho ai! Trong phạm vi nhỏ hẹp của cá nhân mình, tôi tạm nêu ra 3 tiêu chí quan trọng: Thứ nhất là mình gắng sống được theo ý thích của mình, làm cái gì mình tâm đắc và dành được nhiều thời gian cho cái mà mình thích thú nhất. Thứ hai là đừng bán mình chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, nhưng cũng phải chịu khó làm ăn lương thiện để có đủ tiền sống, để không đến nỗi quá nghèo hèn, khốn khổ vì miếng ăn hàng ngày. Thứ ba là phải giữ cho hậu phương yên ổn, gia đình tốt đẹp, vợ con tử tế. Tôi có mấy đứa con, may mắn là chúng đều được giáo dục đầy đủ, học hành đến nơi đến chốn, không xấu hổ với xã hội. Đấy cũng là lý do để mình sống vui vẻ, yêu đời, đỡ bị tổn thọ.

Sống theo ý thích? Thì chính lớp trẻ ăn chơi cũng vì lý do sống theo ý thích đấy chứ?

Sống theo ý thích của tôi là thế này: Trước kia mình học luật, nhưng yêu thích văn học, nên sau khi phục vụ đủ trong ngành luật rồi thì mau chóng chuyển sang làm văn học. Đó không phải là thú chơi tùy hứng, mà là sở thích một đời. Cái thích thứ hai là thích được sống một cách phóng khoáng, nhẹ nhõm, không thủ đoạn, bon chen, phiền lụy bất cứ ai. Thứ ba là ý thích đi đây đi đó, được xê dịch, thưởng ngoạn, du lịch chỗ nọ chỗ kia. Cái cuối cùng là được sống đơn giản, chân thật, không phải khoác lên mình một cái vỏ lụng thụng, che đậy áo xống nặng nề, giả tạo, hoặc gây nhiều phiền hà, rối rắm trong cuộc sống. Và tôi luôn tạo điều kiện để có được cách sống ấy.

Nhưng có những người cho rằng họ bị cuốn vào vòng xoáy của công việc, của đồng tiền mà không cưỡng lại được?

Mỗi người trong hoàn cảnh của mình đều phải tự tiên liệu để biết sống như thế nào là vừa đủ, để mình vẫn được là mình, dù đứng trong vòng xoáy của bất cứ thế lực nào đi nữa. Còn những người không cưỡng lại được những vòng xoáy của định mệnh, thì tất nhiên họ sẽ bị trả giá, biết làm sao được!

Vậy ý thích đó chính là lý tưởng?

Dùng chữ lý tưởng nghe trừu tượng và sách vở hơn. Như các cụ nói, ở đời đạt được cái ý của mình đã là một sự quý lắm rồi. Ý ấy có khi còn nhất quán hơn là lý tưởng. Còn ý thích dành cho bước đường phấn đấu một đời thì cũng là lý tưởng đấy, vì trong đời phải có mục đích nào đó kiên định để phấn đấu, say mê. Tôi không gắn nó với các ý thích nhất thời, tạm bợ. Có khi còn có những ý thích kỳ quặc, quái đản, bệnh hoạn.

Ngược tiến hóa trở về làm con thú

Đó chính là cái mà giới trẻ ngày nay dễ sa vào?

Một bộ phận lớp trẻ, khi đã không còn mục đích gì cao đẹp để noi theo, hoàn toàn buông thả theo bản năng, thì họ đang đi ngươc lại quá trình tiến hóa, muốn trở về làm con thú! Đó là sự tha hóa đến tận cùng về nhân cách, không thể nào hiểu được trong xã hội chúng ta. Đó cũng là cái tát nảy đom đóm vào mặt tất cả chúng ta, thế hệ cha anh, những bậc phụ huynh, những ai có trách nhiệm...

Nhưng trong thực tế, chúng ta đang ngày càng bị bất lực trước tất cả những điều này?

Sự thực là chúng ta không lường hết được hậu quả nặng nề của lối sống thực dụng trần trụi, thái độ trơ tráo vô nhân tính và những biến dạng méo mó của nó. Đó là sự trả giá cho một quá trình phát triển không cân đối, phát triển kinh tế không đi đôi với sự bảo vệ và nâng cao các giá trị văn hoá và tinh thần. Đời sống vật chất, tiện nghi hưởng thụ có lên, trong khi đời sống tinh thần ngày càng bị thu hẹp, trống rỗng đi. Lối sống tha hóa của một bộ phận người lớn, kể cả những người có chức có quyền... làm hỏng con trẻ đi quá mức!

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ này!
- Nếu một xã hội yếu, không làm được trách nhiệm của mình thì lớp trẻ sẽ mất phương hướng, không còn đích đi tới và cũng dễ hiểu là chúng trở thành ích kỷ, thực dụng đến mức trơ tráo, được chăng hay chớ và nhảy vào sống thác loạn trong vũ trường, sống bầy đàn trong khách sạn, nhà nghỉ, như bọn hippi tệ hại nhất ngày xưa. Trước khi trách lớp trẻ, phải trách người có trách nhiệm. Bởi đó là hậu quả của sự khủng hoảng lớn của xã hội chứ không phải của đơn lẻ mấy đứa trẻ mất nết, mấy gia đình liên đới này.

- Nguy cơ của xã hội không phải ở chỗ không đủ phương tiện sống mà nhiều khi lại ở chỗ là đã có phương tiện thừa thãi rồi mà không biết sống cho ra hồn, cho đúng với hoàn cảnh mình tạo ra. Đó là tai hoạ. Khi đã có đủ mọi thứ, mà giáo dục lại không chuyển theo, không tạo cho lớp trẻ một lý tưởng sống cao hơn, hoàn thiện hơn, để con người lâm vào bi kịch bế tắc, chỉ trở thành một lũ giá áo túi cơm vô nghĩa, tồn tại theo bản năng con thú mà không còn khát vọng làm con người chân chính, thì khác nào chúng ta bịt mắt che tai, gián tiếp phụ họa cho tai họa và tội ác bột phát!
Nhật Minh (Thực hiện)

Bé lợn, lớn bò


Sau khi được đăng tải trên trang cá nhân của mình, “Bé lợn, lớn bò” đã được nhiều trang mạng khác đăng tải lại với hàng nghìn lượt truy cập và bình luận. Rất nhiều người thích thú và coi đây là truyện tranh được viết không phải cho trẻ con mà cho cả người lớn bởi ý nghĩa sâu xa và thâm thúy của nó.

Anh Đức Minh, nhân viên kinh doanh (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Đây là truyện tranh xoay quanh bài văn miêu tả của Tèo về con lợn nhưng có ý nghĩa thật sâu xa. Dù là truyện tranh nhưng nó mang tính thời sự cao, đã phản ánh đúng thực trạng thịt lợn siêu nạc do ăn hóa chất độc hại trong thời gian qua.

Đúng là người bán thịt không dám ăn thịt, người bán rau không dám ăn rau, chỉ có người tiêu dùng không biết. Còn cơ quan chức năng thì mãi mới phát hiện ra”. Nickname Inu 87 thất vọng chia sẻ: “Đọc truyện này thì thấy như sau: Đạo đức thì mất, con người ích kỷ chỉ nghĩ đến cái lợi riêng nhưng rồi cũng là tự giết lẫn nhau, không tránh khỏi luật nhân quả của ông trời. Còn giáo viên thì giáo điều, xa rời thực tế, lý thuyết suông”.

Truyện còn đề cập đến vấn đề đạo đức trong kinh doanh buôn bán. Bên cạnh đó nó còn phê phán cách dạy của giáo viên đối với học sinh. Dạy học sinh mà lấy văn mẫu ra bắt học sinh làm theo sẽ khiến hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh.

Đọc thêm »

Họ đã nghỉ hè như thế nào?


Phải chăng những người thành đạt đã học hành cật lực suốt mùa hè như trẻ em hiện nay?

Liệu có cần phải tốn kém hàng chục triệu đồng để rèn kỹ năng, khám phá cuộc sống? Liệu có nên bao bọc mùa hè của trẻ trong cuộc sống nhung lụa, tiện nghi, khu nghỉ mát sang trọng, đắt tiền?...

Những nhà thơ, nhạc sĩ, nhà khoa học chia sẻ ký ức về những khám phá, trải nghiệm trong thời gian nghỉ hè đã vun bồi tâm hồn, trí tuệ và cả kiến thức định hướng sống cho họ.

Đọc thêm »

Vẫn buồn khi con đạt học sinh giỏi

Vẫn buồn khi con đạt học sinh giỏi

Con gái tôi vừa học xong lớp 2 trường "điểm" tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Năm học vừa qua lớp cháu có 41 học sinh thì 38 bạn đạt học sinh giỏi (có cháu nhà tôi), chỉ 3 bạn còn lại là học sinh tiên tiến. (Minh Dung)Vẫn buồn khi con đạt học sinh giỏi

Trẻ lớp 2 đã biết tới học tủ và bệnh thành tích

Học sinh giỏi quá nhiều không còn động lực phấn đấu

Nên giữ tỷ lệ học sinh giỏi phù hợp chất lượng thực tế

Người gửi: Minh Dung

Kính gửi VnExpress và bạn đọc. Con gái tôi vừa học xong lớp 2 trường "điểm" tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Năm học vừa qua lớp cháu có 41 học sinh thì 38 bạn đạt học sinh giỏi (có cháu nhà tôi), chỉ 3 bạn còn lại là học sinh tiên tiến. Riêng bạn lớp trưởng được tuyên dương "học sinh giỏi đặc biệt". Điểm thi của các cháu không có dưới 8.

Phân loại kết quả học tập của học sinh ngoài ý nghĩa để đánh giá thành tích còn có ý nghĩa quan trọng hơn là để khuyến khích các cháu thi đua học tập và giúp cho người dạy định vị được khả năng học tập của các cháu mà có các phương pháp dạy phù hợp. Vậy nên tôi băn khoăn liệu kết quả học tập của lớp cháu nhà tôi với tỷ lệ giỏi chiếm trên 90% còn có ý nghĩa kh uyến học hay chỉ là vấn đề thành tích?

Hồi còn đi học tiểu học, lớp tôi là lớp chọn cũng chỉ được vài ba bạn đạt giỏi, gần nửa lớp đạt tiên tiến, còn lại có cả trung bình và kém. Hơn nữa, còn có xếp thứ tự, bạn nào xếp thứ nhất, thứ nhì... thấy thật vinh dự. Tôi nhớ mình đã cố gắng rất nhiều để được xếp trên bạn ngồi cạnh.

Đọc thêm »

Khi con bị bắt nạt ở lớp

Con tôi đang học mẫu giáo, thường xuyên bị một “học sinh cá biệt” trong lớp bắt nạt như tranh đồ chơi, đánh, hoặc nói tục. Tôi nghĩ sẽ gặp trực tiếp phụ huynh cháu bé kia nhưng chưa biết nên/không nên nói gì?

Trả lời:

Vấn đề giữa bọn trẻ khi chuyển sang vấn đề của người lớn nếu không ứng xử khéo léo rất dễ thành “to chuyện”. “Mẹ nào mẹ chả bênh con”, muốn tránh những xung đột không mong muốn và việc thương thuyết được hiệu quả, bạn nên:


Đọc thêm »

Đừng than. Mình quá sướng rồi...

Hồi ức của đứa trẻ nhiều tuổi


Những năm sau này, dịp Tết, không đợi tôi nhắc, vợ tôi lại mua cho tôi bộ đồ mới, không ủi mà gấp lại gối đầu giường, để có mùi vải mới, mùi của ký ức tuổi thơ.
Nhiều lần, bàn luận với bạn bè đến nhà chơi, tôi thường nói: "Tôi nghĩ lui nghĩ tới, thấy lớp trẻ thành phố bây giờ có một thiệt thòi lớn, không biết khổ là gì nên không biết thế nào là sướng. Mình sống qua thời khổ ải, nên giờ sướng chỗ nào biết chỗ đó"

Đọc thêm »

Bài viết liên quan